• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Đánh giá kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng nội sọ ngoài vùng xoang hang bằng can thiệp nội mạch có sử dụng bóng chẹn bảo vệ

SUMMARY

Purpose: To evaluate the apply the transvenous balloon protection in endovascular intervention of non - cavernous sinus dural arteriovenous fistula.

Material and methods: The uncontrolled interventional study was conducted in Radiology center at Bach Mai hospital from January 2017 to August 2020. 15 patients with non - cavernous sinus dural arteriovenous fistula underwent endovascular treatment using transvenous balloon protection.

Results: 15 patients were treated in 18 procedures. Among these, there were 7 males and 8 females, mean age was 48.2 ± 14.82 years. Most non - cavernous sinus dural arteriovenous fistulas were located at the transverse - sigmoid sinus (76,5%). According to the Cognard classification, Cognard IIa accounted for 47%, Cognard IIb accounted for 17,6%, Cognard IIa+b accounted for 29,4%, and Cognard IV accounted for 5,9%. Most fistulas presented with multiple feeding arteries, the most common artery was middle meningeal artery. With 18 procedures underwent tranvenous balloon protection, the sinus protection was achieved in 17 out of 18 patients. 86,7% of these patients had complete occlusion of fistula, whereas partial occlusion occurred in 13,3% of these patients. After treatment, 86,7% of these cases didn’t have complication, complete symptom remission rate was 53,3%, 26,7% showed symptom relief. Only 1 case had severe complication, accounted for 5,6%.

Conclusion: Endovascular intervention using transvenous balloon protection is a safe and effective technique in the treament of non - cavernous sinus dural arteriovenous fistula.

Key words: dAVF, endovascular intervention, transvenous balloon protection.

TÓM TẮT

Mục đích: đánh giá ứng dụng của kĩ thuật sử dụng bóng chẹn bảo vệ xoang tĩnh mạch trong can thiệp nội mạch điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng ngoài vùng xoang hang.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2020, tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai, trên 15 bệnh nhân có RĐTMMC ngoài vùng xoang hang, được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch có sử dụng bóng chẹn bảo vệ. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng tiến cứu.

Kết quả: Trong 15 bệnh nhân, với 18 lần can thiệp, có 7 bệnh nhân nam, 8 bệnh nhân nữ, độ tuổi trung bình 48.2 ± 14.82. Dị dạng ngoài xoang hang hay gặp nhất ở xoang ngang – sigma (76,5%), phân loại dị dạng theo Cognard gồm có 47% (8/17) thuộc loại II a theo Cognard, 17,6% (3/17) thuộc loại II b, 29,4% (5/17) thuộc loại II a+b, và 5,9% (1/17) bệnh nhân thuộc loại thuộc loại IV. Đa số dị dạng có nhiều cuống nuôi, tỷ lệ trung bình 3.42 ± 1.35 cuống/ dị dạng, nhánh hay gặp nhất là ĐM màng não giữa. Với 18 thì can thiệp sử dụng kĩ thuật bóng chẹn tĩnh mạch, tỷ lệ bảo tồn xoang là 17/18 trường hợp. Tỷ lệ nút tắc dị dạng hoàn toàn đạt 86,7%, tắc bán phần đạt 13,3%. Lâm sàng sau can thiệp 86,7% không gặp di chứng, tỷ lệ khỏi hoàn toàn đạt 53,3%, giảm nhẹ các triệu chứng đạt 26,7%. Có 01 bệnh nhân tai biến nặng, chiếm 5,6%.

Kết luận: Can thiệp nội mạch có sử dụng bóng chẹn bảo vệ là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị các dị dạng RĐTMMC ngoài xoang hang.

Từ khoá: rò động tĩnh mạch màng cứng, can thiệp nội mạch, bóng chẹn bảo vệ xoang tĩnh mạch.

Tác giả: Nguyễn Tất Thiện*, Vũ Đăng Lưu**, Phạm Minh Thông**, Trần Anh Tuấn*, Lê Hoàng Kiên*, Nguyễn Quang Anh**, Nguyễn Thị Thu Trang*, Nguyễn Hữu An*, Trần Cường*,

Địa chỉ: ** Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai

( Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 41 - 12/2020)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác