• Thứ 6, 03/05/2024
  • (GMT+7)

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán phân biệt liệt trên nhân tiến triển với các hội chứng Parkinson khác

Role of MRI on distinguishing between progressive supranuclear palsy and Parkinson's disease

SUMMARY

Background: The parkinsonian syndromes include idiopathic Parkinson disease (PD), progressive supranuclear palsy (PSP), multiple system atrophy (MSA), corticobasal degeneration (CBD) and other rarer causes. Differentiating between them plays a crucial role in treatment and prognosis.

Aims: To evaluate the role of MRI in differentiating PSP from PD, MSA-P and controls.

Subjects and methods: 22 PSP patients, 24 PD patients, 10 MSA-P patients, and 25 controls underwent MRI. For each patient, midbrain area (M), pons area (P), M/P ratio, MCP width, SCP width, MRPI (= P/M x MCP/SCP), and the lateral midbrain diameter were calculated. The morning glory sign and the flat or concave of the midbrain were also included.

Results: Mean MRPI in PSP patients (27.02 ± 10.77) was significantly higher than that in PD patients (11.41 ± 1.38), MSA-P patients (10.01 ± 2.64) and controls (10.14 ± 1.68). In this study, MRPI was 100% sensitive, specific, and accurate in differentiating PSP from other groups. Mean M/P ratio were smaller in patients with PSP than in patients in other groups. The mean lateral midbrain width in PSP patients (10,53 ± 0,88) was smaller than that in PD (12,32 ± 0,52) and controls (12,45 ± 0,44), not statistically different from MSA-P. The morning glory sign has a high specificity but low sensitivity in differentiating PSP from other groups. Inversely, the sensitivity of flat or concave of the midbrain sign is high but low the specificity.

Conclusions: MRI plays an important role in supporting the diagnosis of PSP based on some signs and indices. MRPI is the most sensitive, specific, and accurate index in differentiating PSP from PD and MSA-P on an individual basis.

Keywords: Parkinson disease, progressive supranuclear palsy, multiple system atrophy, MRI, Parkinsonism Index.

TÓM TẮT

Mở đầu: Hội chứng Parkinson bao gồm bệnh Parkinson (PD), liệt trên nhân tiến triển (PSP), teo đa hệ thống (MSA-P), thoái hóa vỏ não hạch nền và một số bệnh hiếm gặp khác. Phân biệt các bệnh này có vai trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân.

Mục tiêu: Khảo sát vai trò của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán phân biệt PSP với PD, MSA-P và nhóm chứng.

Đối tượng và phương pháp: 22 bệnh nhân PSP, 24 bệnh nhân PD, 10 bệnh nhân MSA-P và 25 chứng được chụp CHT. Các chỉ số được đo đạc gồm: diện tích não giữa (M), diện tích cầu não (P), tỉ số M/P, bề rộng cuống tiểu não giữa (MCP), cuống tiểu não trên (SCP), chỉ số MRPI (= P/M x MCP/SCP), bề rộng bên não giữa. Các dấu hiệu định tính bao gồm: dấu ‘hoa bìm bìm’, dấu phẳng hoặc lõm đường viền trên não giữa.

Kết quả: Chỉ số trung bình MRPI ở nhóm PSP (27,02 ± 10,77) cao hơn hẳn nhóm PD (11,12 ± 1,13), nhóm MSA-P (10,01 ± 2,64) và chứng (10,14 ± 1,68). Trong nghiên cứu này, MRPI có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác 100% trong phân biệt PSP với các nhóm khác. Tỉ số trung bình M/P ở nhóm PSP thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm khác. Bề rộng bên não giữa trung bình ở nhóm PSP (10,53 ± 0,88) thấp hơn so với nhóm PD (12,32 ± 0,52) và chứng (12,45 ± 0,44), không khác biệt so với nhóm MSA-P (10,87 ± 0,87). Dấu ‘hoa bìm bìm’ có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp trong phân biệt PSP với các nhóm khác. Ngược lại dấu phẳng hoặc lõm đường viền trên não giữa có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao.

Kết luận: CHT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán liệt trên nhân tiến tiển dựa vào một số dấu hiệu và chỉ số đo đạc. Trong đó, MRPI có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao nhất trong phân biệt PSP với PD và MSA-P.

Từ khóa: bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, teo đa hệ thống, CHT , chỉ số MRPI.

Đăng nhập để xem thêm
(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác