• Chủ nhật, 28/04/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh trên MRI 3.0 Tesla trong bệnh lý u vùng khoang miệng và hầu họng trên xương móng tại bệnh viện ung thư Đà Nẵng

MRI imaging in oral and pharyngeal cancer in Danang cancer hospital

SUMMARY

Background: Oral and pharyngeal tumor are more common today and it has complex structure limiting for the paraclinic examination. CT scan was a first choiced to examine the stage of tumor, especially invasion of tumor to the skull base but nowaday CT scan has been displaced by MRI, which has high value to detect soft tissue tumor with high sensitive and acurracy. MRI also gives the best informstion about anatomy in 2D and 3D.

Object and Method: Cross study, clinical examination find out tumor in the oral or pharyngeal then takes the MRI picture, we except the patient without hystopathology and treated for cancer before. Coletting the MRI images data in T1W, T2W, STIR, T1W Gd.

Object: MRI machine Siemens 3.0Tesla Model Verio A Tim System T-class, Coil 3T neck A Timy System, Dotarem 10ml.

Method: We decribe every characteristics of MRI images in TIRM Cor, Ax và Sag T1W; Ax và Sag T2W; Ax, Cor và Sag T1 FS+Gd pulse then comparing this characteristics with grade histopathology.

Result: Age: 59.6; male/female=2.5/1; tumor in oral cavity: 35.6%; in hypopharyngeal 23.8%; nasopharyngeal 22% and oropharyngeal 18%. Diameter max: 3.17cm ±1.6. Characteristics in MRI: 80% hypointensity in T1W, 76% hypersignal in T2W, 81% hyperintensity in STIR, 79% medium - strong enhance in T1W Gd with this feature the sensitives and acuracy to diagnostic degree malignant of tumor: sensitives and acuracy in T1W: 86% and 71%; in T2W is 84% and 85%, STIR: 90% and 85%; T1W Gd: 86% and 71%.

Conclusion: MRI has high value to diagnostic in oral and pharyngeal cancer. Especially, MRI play an important role to determine the grade of cancer with high sensitive and acuracy.

Keywords: Oral and pharyngeal tumor, MRI

TÓM TẮT

Giới thiệu: Bệnh lý u vùng khoang miệng và hầu họng ngày càng phổ biến và là nhóm bệnh lý trong luôn nằm trong nhóm 10 bệnh lý hàng đầu hiện nay. Khoang miệng và hầu họng có cấu tạo phức tạp hạn chế thăm khám của các phương tiện cận lâm sàng; CT scan từ lâu đã được dùng để đánh giá giai đoạn của ung thư vòm mũi họng đặc biệt là để phát hiện khối liên quan với nền sọ xương do tổn thương gây tiêu xương hoặc đặc xương, hiện nay hầu hết mọi nơi MRI đã thay thế CT trong việc chẩn đoán và theo dõi đánh giá bệnh, CT chủ yếu còn dùng để lập kế hoạch xạ trị, phối hợp với PET để phát hiện di căn và tái phát sau điều trị. MRI là kỹ thuật cho những hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý mô mềm, không bị nhiễu ảnh do các cấu trúc xương, không khí, lại cung cấp hình ảnh giải phẫu tốt về cả 3 chiều của vùng khoang miệng và hầu họng trên xương móng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, những bệnh nhân phát hiện có khối u vùng khoang miệng và hầu họng được chỉ định chụp cộng hưởng. Loại trừ những bệnh nhân đã được điều trị khối u và bệnh nhân không có kết quả giải phẫu bệnh.

Phương tiện nghiên cứu: Máy cộng hưởng từ Siemens 3.0Tesla Model Verio A Tim System T-class, Coil 3T neck A Tim System của Siemens, Thuốc cản từ Dotarem 10ml. Chụp MRI với các xung sau: TIRM Cor, Ax và Sag T1W; Ax và Sag T2W; Ax, Cor và Sag T1 FS+Gd. Mô tả từng đặc điểm hình ảnh của khối u trên MRI theo các xung trên và so sánh các đặc điểm hình ảnh của khối u với kết quả giải phẫu bệnh để tìm ra sự tương quan giữa chẩn đoán MRI so với kết quả giải phẫu bệnh.

Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là 59,6 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ = 2,5/1. Phân bố vị trí u ở khoang miệng 35,6%, hạ hầu trên xương móng 23,8% và hầu mũi 22%, hầu miệng 18%. Kích thước trung bình của khối u 3,17cm ±1,6. Khoảng 80% khối u giảm tín hiệu trên T1W, 76% tăng trên T2W, 81% tăng trên STIR, 79% khối u ngấm thuốc trung bình và mạnh. Khoảng 79% khối u có bờ không đều giới hạn không rõ, hạch dạng ác tính trên MRI chiếm khoảng 68%. Khả năng chẩn đoán mức độ ác tính của khối u trên T1W có độ nhạy là 86%, độ đặc hiệu 71%, giá trị dự báo dương tính 95%, trên xung T2W có độ nhạy 84 %, độ đặc hiệu 85%, giá trị dự báo dương tính 97%. Trên xung STIR có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 85%, giá trị dự báo dương tính 97%, giá trị dự báo âm tính 54%. Khối u có kiểu ngấm thuốc trung bình và có độ nhạy 86% độ đặc hiệu 71%, giá trị dự báo dương tính 95%. Hạch dạng ác tính có khả năng chẩn đoán mức độ ác tính với độ nhạy 69%, độ đặc hiệu 42%, giá trị dự báo dương tính 90%.

Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán các khối u vùng khoang miệng và hầu họng, có giá trị trong việc chẩn đoán giai đoạn u với độ nhạy và độ tin cậy cao.

Từ khóa: U khoang miệng và hầu, cộng hưởng từ.

Tác giả: Nguyễn Văn Hương*, Đoàn Văn Dũng*

Địa chỉ: Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 21 – 8/2015

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác