• Thứ 6, 10/05/2024
  • (GMT+7)

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG PHÁT HIỆN TẮC ĐM PHỔI: LỢI ÍCH THÊM VÀO CỦA BẢN ĐỒ IODINE

Summary

Purpose: To determine if there is an added benefit of using iodine maps from dual-energy (DECT) in addition to conventional CT angiography images to diagnose pulmonary embolism (PE).

Materials and Methods: In this retrospective analysis, 49 consecutive dual-energy CT angiography examinations performed from August through July 2020 at Bach Mai Hospital to evaluate for PE were reviewed. The 49 examinations included 49 patients (mean age, 59.73 years; range, 22–99 years). First, the location, level, and type (occlusive vs nonocclusive) of PEs on conventional CT angiograms were recorded. Iodine maps were then reviewed for defects suggestive of PE. Last, CT angiograms were rereviewed to detect additional PEs suggested by the iodine map.

Results: 19/49 (38.8%) patients were diagnosed with PE, a total of 247 PEs were detected at initial review. After review of the DECT iodine map, 16 additional PEs were found on 8 of 49 (16.3%) patients in which 2 of 49 (4 %) patients had a new diagnosis of PE after review of the DECT iodine maps, 4/49 (8%) patients were diagnosed PE before. Of the 16 additional PEs, 8 (50%) were segmental, 8 (50%) were subsegmental, 3 (18.8 %) were occlusive, and 13 (81.2%) were nonocclusive

Conclusion: Dual-energy CT iodine maps show a small incremental benefit for the detection of occlusive segmental and subsegmental pulmonary emboli.

Keywords: CTPA= computed tomography pulmonary angiography, DECT= dual-energy computed tomography, PE= pulmonary embolism, iodine map.

TÓM TẮT

Mục đích: Xác định rõ lợi ích thêm vào của việc sử dụng bản đồ iodine từ DECT kết hợp hình ảnh chụp CTPA thông thường trong chẩn đoán huyết khối ĐMP.

Phương pháp: Trong phân tích hồi cứu này, 49 bệnh nhân (tuổi trung bình, 59.73 tuổi; khoảng, 22-94 tuổi) nghi ngờ huyết khối ĐMP trên lâm sàng được chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng để xác định chẩn đoán, thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021 tại bệnh viện Bạch Mai. Đầu tiên, trên CTPA xác định vị trí, cấp độ và mức độ tắc (hoàn toàn và không hoàn toàn) của huyết khối. Sau đó, sử dụng bản đồ iod xem xét vùng khuyết tưới máu nghi ngờ huyết khối ĐMP. Cuối cùng, hình ảnh CTPA được đánh giá lại để phát hiện thêm huyết khối được gợi ý từ bản đồ iodine.

Kết quả: Có 19/49 (38.8%) bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối ĐMP với tổng số 247 huyết khối được phát hiện trong lần đánh giá ban đầu. Sau đó xem xét bản đồ iod trên DECT, thêm 16 huyết khối mới được tìm thấy ở 8/49 (16.3%) bệnh nhân trong đó 2/49 (4.1%) trường hợp có chẩn đoán mới huyết khối ĐMP sau khi xem lại bản đồ iodine, 6/49 (12.2%) trường hợp đã được chẩn đoán huyết khối ĐMP trên CTPA từ trước đó. Trong số 16 huyết khối mới thêm vào có 8 (50 %) là phân thùy, 8 (50%) hạ phân thùy, 3 (18.8 %) là tắc hoàn toàn và 13 (81.2 %) tắc không hoàn toàn

Kết luận: Bản đồ iodine DECT cho thấy thêm lợi ích nhỏ trong việc phát hiện tắc ĐM phổi ở mức phân thùy và hạ phân thùy.

Từ khóa: ĐMP= động mạch phổi; CT= cắt lớp vi tính; PE (pulmonary embolism) = huyết khối ĐM phổi; HKĐMP= huyết khối động mạch phổi; CTPA (Computer Tomography pulmonary angiography) = chụp cắt lớp vi tính ĐMP; DECT (Dualenergy computer tomography) = chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác