• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ XÓA NỀN 3.0 TESLA ĐÁNH GIÁ TĂNG SINH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN SAU TACE

SUMMARY

Objective: The value of dynamic subtraction MRI 3.0 Tesla technique in the angiogenesis assessment of hepatocellular carcinoma after transcatheter arterial chemoembolization.

Methods: A cross-sectional, retrospective descriptive study was performed on 40 patients, who had been diagnosed with HCC and treated with TACE, then do dynamic subtraction MRI 3T from 6/2021 to 6/2022 at Bach Mai hospital, Hanoi, Vietnam.

Result: The study consisted of 40 patients with 57 hepatocellular carcinoma lesions who underwent transarterial chemoembolization procedure and followed up by dynamic MRI of the liver with post processing to obtain subtraction images and compared with DSA. The subtraction images have sensitivity of 100%, specificity of 100%, PPV of 100%, and NPV of 100%. On the other hand, the dynamic images is 90,9%; 69,2%; 90,9%;69,2%; the Diffusion images is 97,7%; 61,5%; 89,6%; 88,9%. Comparative study between D-MRI and DS-MRI assessments revealed; highly significant increase in disease detection rate, sensitivity, and NPV in favor of DS-MRI in HCC patients; with highly significant difference (p < 0.01 respectively).

Conclusions: Dynamic MRI is valuable in the angiogenesis assessment of hepatocellular carcinoma after TACE, however, this value is augmented by the addition of subtraction technique especially in lesions having high signal before administration of contrast medium with sensitivity of 100%, specificity of 100%, PPV of 100%, and NPV of 100%. So we recommend adding the subtraction technique in the protocol of MRI in the follow up after transarterial chemoembolization as it increases the diagnostic confidence.

Keywords: dynamic subtraction MRI, hepatocellular carcinoma, TACE.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla đánh giá tăng sinh mạch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE có đối chiếu với chụp DSA.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân u gan được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan và điều trị bằng TACE, đồng thời được chụp cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam.

Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân với 57 khối u được đánh giá tăng sinh mạch trên CHT có so sánh với kết quả chụp ĐMG, kết quả chẩn đoán của CHT xóa nền với: độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% ; trong khi đó CHT động học là 90,9%; 69,2%; 90,9%; 69,2%; chuỗi xung DWI là 97,7%; 61,5%; 89,6%; 88,9%. Như vậy cho thấy CHT xóa nền có sự gia tăng đáng kể về độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p< 0,01.

Kết luận: CHT động học và chuỗi xung DWI có giá trị tốt trong chẩn đoán khối u tăng sinh mạch sau TACE, tuy nhiên giá trị tăng lên rõ rệt nhờ CHT xóa nền, đặc biệt ở các tổn thương có tín hiệu cao trước khi sử dụng thuốc tương phản với độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% (tương đương với chụp DSA). Vì vậy, cần thêm CHT xóa nền vào trong quy trình chụp CHT trong quá trình theo dõi sau TACE.

Từ khóa: cộng hưởng từ xóa nền, ung thư biểu mô tế bào gan, TACE.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác