• Thứ 6, 19/04/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu vai trò chuỗi xung tưới máu gắng sức cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ

Diagnostic performance of stress perfusion cardiovascular magnetic resonance for detection of Ischemia Heart Disease

SUMMARY:

Objective: Evaluation of the diagnostic of stress perfusion cardiovascular magnetic resonance for the diagnosis of significant obstructive coronary artery disease in comparison to invasive coronary angiography.

Material and Methods: 36 patients with suspected ischemic heart disease/ 25 males (69.4%) with mean age: 65.53 ± 10.48 year underwent 1.5 Tesla CMR including cine, short axis to evaluate EF, EDV, ESV, stress PERF (adenosine 140 μg/min/kg), rest PERF (SSFP, 3 short axis, 1 saturation prepulse per slice) and LGE (3D inversion recovery technique) using Gd-BOPTA. Images were analyzed visually. Stenosis >50% in invasive angiography was considered significant.

Results: Mean study time was: 45.44 ± 9.18 minutes, EF: 45.06 ± 15.66%, Hypokinesia: 44.4%, Akinesia: 27.8%. The overall patient-based analysis demonstrated a high sensitivity, specificity and PPV for perfusion was 93.3%; 83.3%; 96.6% and moderate NPV 71.4%. A good relation (p<0.01) between deficit perfusion state correlation with coronary stenosis of LAD, RCA, LCx.

Conclusion: Stress perfusion CMR with Adenosine is highly sensitive and specificity for detection of coronary artery disease.

Keywords: Cardiac Magnetic Resonace (CMR), diagnose, coronary artery disease, ischemia heart disease (IHD), coronary artery, perfusion, Adenosine.

TÓM TẮT

Mục đích: Mô tả tổn thương bệnh tim thiếu máu cục bộ trên cộng hưởng từ và đánh giá giá trị của MRI so với chụp động mạch vành (ĐMV) cản quang.

Phương pháp: 36 bệnh nhân (65,53 ± 10,48 tuổi, 25 nam) nghi ngờ BTTMCB được chụp cộng hưởng từ (CHT) tim bằng máy 1.5 Tesla đánh giá tim về hình thái, chức năng, thời gian chụp. Tưới máu gắng sức với Adenosin 6mg/2ml, truyền 140 mcg/kg/phút và thuốc cản từ Gadonilium, chụp thì STRESS, REST và ngấm thuốc muộn từ đó đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu so với chụp ĐMV cản quang (hẹp có ý nghĩa > 50%).

Kết quả: Thời gian chụp trung bình/ BN là: 45,44± 9,18 phút, EF trung bình: 45,06± 15,66%, giảm vận động thành tim 44,4%, vô động 27,8%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo của chuỗi xung tưới máu dựa trên BN cao lần lượt 93,3%; 83,3%; 96,6%; giá trị dự báo dương tính trung bình 71,4%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0.01) giữa tình trạng khiếm khuyết tưới máu với các mức độ hẹp mạch vành tương ứng từng nhánh mạch vành LAD, RCA, LCx.

Kết luận: Chụp CHT tim chuỗi xung tưới máu với Adenosine mang đến một phương pháp mới chẩn đoán chính xác có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong BTTMCB.

Tác giả: Nguyễn Khôi Việt*, Phạm Minh Thông*, Nguyễn Quốc Dũng**

Địa chỉ: *Khoa CĐHA Bệnh Viện Bạch Mai, **Khoa CĐHA Bệnh viện Hữu Nghị

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam Số 24-6/2016

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác